Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng, mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.

– Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.

Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 43 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Cách lí giải 1: Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.

Cách lí giải 2: Cách lí giải này xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến xưa tam tong, tứ đức, người phụ nữ xuất giá thì phải theo chồng.

=>Mị Châu vừa đáng trách vừa đáng thương:

– Đối với quốc gia, Mị Châu đáng trách: không cảnh giác, không phân biệt bạn – thù, say đắm trong hạnh phúc cá nhân quên đi vận mệnh dân tộc.

– Đối với gia đình, Mị Châu đáng thương nhiều hơn: là người vợ trọng tình và cả tin.

=> Bài học giữ nước cay đắng, xót xa.

Cách trình bày 2

Có hai chi tiết trong truyện về Mị Châu:

Xem thêm  So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

+ Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.

+ Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.

Mị Châu ở đây tuy đáng trách nhưng thực sự nàng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu ngây thơ với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gia. Hơn thế nữa khi hai cha con đã bị thất bại, nàng lại vì bị tình cảm lu mờ mà chỉ đường cho giặc khiến cho hai cha con bị rơi vào đường cùng. Nàng cả tin, ngây thơ và khờ dại. Với quốc gia nàng có tội nhưng cũng vì tin tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm.

Khi xây dựng cốt truyện, tác giả dân gian chỉ  muốn nhấn mạnh sự cả tin và ngây thơ của Mị Châu, vì thế mới có bài học giữ nước cay đắng, xót xa nhưng thấm thía truyền đến tận hôm nay.

Cách trình bày 3

Đánh giá việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần:

– Nhận xét về ý kiến thứ nhất: Nếu chấp nhận cách đánh giá này thì lỗi của Mị Châu rất lớn. Nàng là một người vì tình riêng mà không có trách nhiệm với quốc gia, không quan tâm tới vận mệnh dân tộc. Một công dân như thế thì đối với bất kì thời đại nào cũng không chấp nhận được

– Nhận xét về ý kiến thứ hai: Cách đánh giá này xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, người phụ nữ “xuất giá tòng phu” – khi lấy chồng, phải tuyệt đối nghe theo lời chồng.

Xem thêm  Soạn bài Thuốc – Soạn văn 12

Cả hai cách nghĩ đều chưa thỏa đáng. Mị Châu là một nạn nhân đáng thương của một mưu đồ chính trị. Nàng nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ và khờ dại. Vì tin tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm. Đối với quốc gia, nàng có tội lớn, không thể tha thứ được. Nhưng chi tiết lời nguyền của nàng trước khi chết được ứng nghiệm đã nói lên rằng: Người Việt Nam không ai chịu bán nước mà họ chỉ bị kẻ địch lợi dụng mà thôi. Do đó, Mị Châu cũng đáng được chúng ta cảm thông và nàng đáng thương nhiều hơn đáng trách.

Cách trình bày 4

– Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc:

+ Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.

+ Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.

– Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

=> Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.

– Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí

=> Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.

Xem thêm  Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

– Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được. Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy
  • Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Đăng bởi: BNOK.VN

Chuyên mục: Giáo dục

19 bình luận về “Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1”

  1. I am not certain the place you are getting your information, but great topic. I must spend some time finding out much more or understanding more. Thank you for magnificent information I used to be in search of this info for my mission.

  2. naturally like your web-site but you have to test the spelling on several of your posts. Several of them are rife with spelling issues and I find it very troublesome to tell the reality on the other hand I will definitely come again again.

  3. Hiya, I’m really glad I’ve found this info. Nowadays bloggers publish just about gossips and internet and this is really annoying. A good website with interesting content, this is what I need. Thanks for keeping this web-site, I will be visiting it. Do you do newsletters? Cant find it.

  4. Oh my goodness! Incredible article dude! Thank you, However I am going through troubles with your RSS. I donít
    understand why I am unable to join it. Is there anybody else getting identical RSS problems?
    “성인망가” Anyone who knows the answer will you kindly respond? Thanx!!

Viết một bình luận