Giải bài 1 trang 25 SGK Hóa 9
Bài 1: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm.
Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.
Lời giải:
Bạn đang xem: Bài 7- Tính chất hóa học của bazơ
Kiềm (hay còn gọi là dung dich bazo) là các bazo tan được trong nước nên:
– Tất cả các chất kiềm đều là bazơ. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2, KOH.
– Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm. Ví dụ: Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)3 … Vì các bazơ này đều là bazơ không tan.
Giải bài 2 trang 25 SGK Hóa 9
Bài 2: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Tác dụng được với dung dịch HCl?
b) Bị nhiệt phân hủy?
c) Tác dụng được với CO2?
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?
Viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazo không tan : Cu(OH)2
Cu(OH)2 −to→ CuO + H2O
c) Tác dụng với CO2 là các dung dịch bazo (kiểm) NaOH, Ba(OH)2
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: các kiềm NaOH, Ba(OH)2.
Giải bài 3 trang 25 SGK Hóa 9
Bài 3: Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.
Lời giải:
Điều chế các dung dịch bazơ (kiềm):
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Giải bài 4 trang 25 SGK Hóa 9
Bài 4: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:
• Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.
• Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.
– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.
NaCl | Na2SO4 | |
Ba(OH)2 | x | Kết tủa trắng |
NaOH | x | x |
PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.
Giải bài 5 trang 25 SGK Hóa 9
Bài 5: Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
a) Viết phương trình hóa học và nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.
Lời giải:

a) Phương trình hóa học:
Na2O + H2O → 2NaOH
Theo pt: nNaOH = 2.nNa2O = 0,25 . 2 = 0,5 mol.

b) Phương trình hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Theo pt:

mH2SO4 = 0,25.98 = 24,5 (g)

Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
I. Phân loại bazơ
Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.
– Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
II. Tính chất hóa học của bazơ
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
– Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước
Ví dụ:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O
3) Tác dụng của bazơ với axit: Bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.
4) Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối
Dung dịch bazơ tác dụng được với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Ví dụ:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaOH
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Ví dụ:

Bài tập Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 7 (có đáp án): Tính chất hóa học của bazơ
Câu 1: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit nào sau đây?
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3
B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
C. P2O5; CO2; SO2 ; SO3
D. P2O5; CO2; CuO; SO3
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
P2O5; CO2; SO2 ; SO3 là các oxit axit nên phản ứng được với KOH.
Câu 2: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước là
A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2
B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 là các bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy.
Câu 3: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
KOH là bazơ tan nên không bị nhiệt phân hủy.
Câu 4: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein
B. Quỳ tím
C. dd H2SO4
D. dd HCl
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Sử dụng dung dịch H2SO4
+ Nếu không có hiện tượng gì xuất hiện là KOH
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2H2O
Câu 5: Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho:
A. BaO tác dụng với dung dịch HCl
B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3
C. BaO tác dụng với dung dịch H2O
D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
BaO + H2O → Ba(OH)2
Câu 6: Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau) là
A. CuSO4 và KOH
B. CuSO4 và NaCl
C. MgCl2 và Ba(NO3)2
D. AlCl3 và Mg(NO3)2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 ↓ + K2SO4
Câu 7: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Số mol Ba(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 mol;
số mol HCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol

→ Ba(OH)2 dư, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị của x là:
A. 16,05g
B. 32,10g
C. 48,15g
D. 72,25g
Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Câu 9: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ
D. Màu xanh đậm thêm dần
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 10: Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:
A. NaHCO3
B. Na2CO3
C. Na2CO3 và NaOH
D. NaHCO3 và NaOH
Hiển thị đáp án
Đáp án: B

Vậy sau phản ứng CO2 và NaOH đều hết, sản phẩm thu được là Na2CO3.
Đăng bởi: BNOK.VN
Chuyên mục: Giáo dục
What’s Happening i’m new to this, I stumbled upon this I have found It absolutely helpful and it has helped me out loads. I hope to contribute & help other users like its helped me. Good job.
I enjoy, lead to I found exactly what I was having a look for. You have ended my four day lengthy hunt! God Bless you man. Have a great day. Bye
I am really loving the theme/design of your website. Do you ever run into any browser compatibility issues? A small number of my blog audience have complained about my website not working correctly in Explorer but looks great in Safari. Do you have any solutions to help fix this problem?
I just could not go away your web site before suggesting that I actually enjoyed the usual information a person supply to your visitors? Is gonna be back steadily in order to inspect new posts
Magnificent web site. A lot of useful info here. I am sending it to several friends ans also sharing in delicious. And certainly, thank you to your effort!
Woh I like your content, bookmarked! .
Greetings! This is my first visit to your blog! We are a group of volunteers and starting a new initiative in a community in the same niche. Your blog provided us beneficial information to work on. You have done a marvellous job!
Deference to author, some fantastic information .
Very interesting info !Perfect just what I was searching for! “Time is money.” by Benjamin Franklin.
I’ve read several good stuff here. Definitely worth bookmarking for revisiting. I surprise how much effort you put to create such a magnificent informative site.
Hi there, I found your blog via Google while searching for a related topic, your site came up, it looks good. I have bookmarked it in my google bookmarks.
It¦s in reality a nice and helpful piece of information. I am glad that you just shared this useful info with us. Please stay us informed like this. Thank you for sharing.
It’s actually a nice and helpful piece of info. I’m satisfied that you simply shared this helpful information with us. Please keep us up to date like this. Thank you for sharing.
After all, what a great site and informative posts, I will upload inbound link – bookmark this web site? Regards, Reader.
I view something really interesting about your site so I saved to favorites.
Thanks for the sensible critique. Me and my neighbor were just preparing to do a little research about this. We got a grab a book from our area library but I think I learned more from this post. I am very glad to see such excellent information being shared freely out there.
This design is wicked! You obviously know how to keep a reader entertained. Between your wit and your videos, I was almost moved to start my own blog (well, almost…HaHa!) Wonderful job. I really enjoyed what you had to say, and more than that, how you presented it. Too cool!