Câu 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm trong bài một và hai được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Bài một: là nỗi nhớ về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sông ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê -đô. Ê-đô đã trở thành quê hương thứ hai của tác giả. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.
– Bài hai: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 – 1672). Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.
Bạn đang xem: Soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
– Soạn văn 10
Câu 2: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3,5 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
Trả lời:
– Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng.
– Bài 4: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Trong Du kí Phơi thân đồng nội viết năm 1685, Ba-sô kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng ông bỗng nghe thấy tiếng vượn hú. Tiếng ấy gợi ông nhớ đến tiếng khóc của một em bé bị bỏ rơi trong rừng.
Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng. Thậm chí còn đang tâm giết đứa trẻ nữa.
Những câu chuyện như thế in đậm vào tâm khảm nhà thơ. Vì thế, nghe tiếng vượn hú mà Ba-Sô lại liên tưởng đến tiếng người. Tiếng vượn hay chính là tiếng trẻ con khóc thật. Hay trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người? Gió mùa thu tái tê hay lòng thi nhân tái tê hay lòng thi nhân tái tê khi nghe thấy những âm thanh gợi lên nhiều nỗi đau thương đó? Cái mơ hồ, mờ ảo của bài thơ nằm ở đây, nó chờ câu trả lời từ sự đồng vọng trong lòng người đọc.
Câu 3: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
Trả lời:
– Bài thơ này Ba-Sô sáng tác khi đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.
– Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.
Câu 4: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào tròn các bài 6,7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?
Trả lời:
– Ở bài sáu chúng ta bắt gặp cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ Bi- wa. Hoa đào lả tả hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa.
Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hòa, chuyển hóa của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tang nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-wa nổi sóng.
– Đến bài bảy ta bắt gặp “tiếng ve ngân”, đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-wa và tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, đang vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi. Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.
Câu 5: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Trả lời:
– Khát vọng sống, khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8.
– Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô khoogn hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.
Câu 6*: Tìm quý ngữ và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài thơ sáu, bảy, tám?
Trả lời:
– Trong bài thơ số 6, quý ngữ của bài chính là “cánh hoa đào”. Đó là hình ảnh gợi nên mùa xuân tươi đẹp. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.
– Ở bài thơ số 7 quý ngữ của bài nằm trong hình ảnh “tiếng ve ngâm”. Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.
– Quý ngữ của bài thơ số 8 lại nằm ở “những cánh đồng hoang vu”. Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.
Pretty nice post. I just stumbled upon your weblog and wished to say that I’ve truly enjoyed browsing your blog posts. After all I will be subscribing to your rss feed and I hope you write again soon!
I do not even know how I ended up here, however I thought this publish was great. I don’t recognise who you’re however certainly you’re going to a famous blogger for those who are not already 😉 Cheers!
Thanks for another wonderful article. Where else could anybody get that kind of information in such a perfect way of writing? I’ve a presentation next week, and I’m on the look for such info.
I truly appreciate this post. I’ve been looking all over for this! Thank goodness I found it on Bing. You’ve made my day! Thx again
I believe other website owners should take this website as an example , very clean and superb user pleasant design and style.
As a Newbie, I am continuously browsing online for articles that can help me. Thank you
I always was interested in this topic and stock still am, thanks for putting up.
Keep up the excellent piece of work, I read few articles on this internet site and I think that your website is really interesting and holds lots of excellent info .
As I website possessor I conceive the written content here is rattling good, thanks for your efforts.
What i don’t realize is actually how you’re not actually much more well-liked than you may be now. You’re very intelligent. You realize therefore considerably relating to this subject, made me personally consider it from numerous varied angles. Its like men and women aren’t fascinated unless it’s one thing to accomplish with Lady gaga! Your own stuffs nice. Always maintain it up!
Only a smiling visitant here to share the love (:, btw outstanding style and design.
I truly appreciate this post. I’ve been looking all over for this! Thank goodness I found it on Bing. You’ve made my day! Thx again
he blog was how do i say it… relevant, finally something that helped me. Thanks
Wohh exactly what I was looking for, regards for posting.
This is a very good tips especially to those new to blogosphere, brief and accurate information… Thanks for sharing this one. A must read article.
After all, what a great site and informative posts, I will upload inbound link – bookmark this web site? Regards, Reader.
Your style is so unique compared to many other people. Thank you for publishing when you have the opportunity,Guess I will just make this bookmarked.2
I like this site very much, Its a really nice situation to read and receive info . “Words are like leaves and where they most abound, Much fruit of sense beneath is rarely found.” by Alexander Pope.